Nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm)

Title: Nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (Chương trình đào tạo thí điểm)
Authors: Nguyễn, Thị Vân
Keywords: Biến đổi khí hậu;Khía cạnh môi trường
Issue Date: 2017
Publisher: H.: Khoa Các Khoa học Liên Ngành
Description: 87 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60133
(1) Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong dự án cấp nước và vệ sinh môi trường, bao gồm: - Khái niệm vai trò giới của phụ nữ, khái niệm cấp nước nông thôn, vệ sinh nông thôn. Tính bền vững của dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn dựa trên 3 tiêu chí: kinh tế-kỹ thuật, xã hội và môi trường. Từ đó cho thấy mối quan hệ giữa vai trò của phụ nữ với tính bền vững của dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn. - Làm rõ các lý thuyết tiếp cận khi phân tích các vấn đề liên quan đến giới và phụ nữ: Phụ nữ trong phát triển (WID), Giới và Phát triển (GAD), Lý thuyết tiếp cận có sự tham gia. - Phân tích các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến giới, sự tham gia và vai trò của phụ nữ đặc biệt là sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong các dự án phát triển, dự án cấp nước và vệ sinh. Các bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu đã được bàn luận. (2) Luận văn đã xác định vai trò của phụ nữ khi tham gia dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn xã Diên Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gồm 3 vai trò : vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò xã hội. Sự chuyển biến của các vai trò này đã được phân tích trong từng giai đoạn của dự án (chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án). (3) Các yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của phụ nữ đã được xác định gồm: Quan niệm về giới, những phong tục tập quán, văn hóa ở Việt Nam, nhận thức của cán bộ quản lý và cộng đồng, hệ tư tưởng phong kiến ở miền Trung và trình độ học vấn, nhận thức, khả năng giao tiếp của phụ nữ: (4) Luận án cũng đã chỉ ra nhưng hạn chế trong việc huy động phụ nữ trong các giai đoạn của dự án còn thiếu sự cân bằng về giới đặc biệt là trong các hoạt động vệ sinh tổng thể cộng đồng, hoạt động tập huấn và nhấn mạnh việc phải trao quyền thực sự cho phụ nữ. (5) Đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong việc duy trì tính bền vững của Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu , tỉnh Nghệ An. 7 nhóm giải pháp bao gồm: 1) Xây dựng cơ chế tham gia cho phụ nữ. 2) Lồng ghép truyền thông trong các hoạt động đoàn thể. 3) Nâng cao chất lượng tham gia của phụ nữ. 4) Nâng cao quyền làm chủ và kiểm soát công trình của phụ nữ 5)Tăng cường sự tham gia của cả nam và nữ giới vào các hoạt động phát triển tại cộng đồng. 6) Tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực cho cả giới. 7) Tập huấn và nâng cao năng lực về giới cho các cán bộ của các cơ quan quản lý dự án.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhiều chính sách ưu đãi dành cho sinh viên

Stability radii for differential algebraic equations

Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tài liệu xám tại Thư viện Quân đội