Thăm dò địa vật lý
Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18634
Thăm dò địa vật lý, còn gọi là Phương pháp địa vật lý hay Địa vật lý ứng dụng, là môn khoa học khảo sát định lượng các trường vật lý để xác định sự phân bố tính chất vật lý liên quan với cấu trúc địa chất trong vỏ Trái Đất. Những khảo sát này phục vụ các lợi ích của con người như tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, v.v... Tùy thuộc vào trường vật lý được dùng để nghiên cứu mà thăm dò địa vật lý phân chia thành thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò trọng lực, thăm dò địa chấn, thăm dò phóng xạ dùng trên mặt đất và địa vật lý giếng khoan (cũng được gọi là carota, hay Phương pháp địa vật lý giếng khoan). Các phương pháp thăm dò địa vật lý được trình bày trong các mục từ tương ứng. Thăm dò địa vật lý sinh ra và phát triển để phục vụ các lợi ích của con người. Năm 1879 cuốn sách “Về sự khảo sát thân quặng sắt bằng phương pháp từ” của GS Robert Thalén được xuất bản và từ kế Thalén-Tiberg được sản xuất ở Thụy Điển. Năm 1914 Fessenden R. A. nhận bằng phát minh máy dò âm, tạo bước khởi đầu cho công nghệ phản xạ địa chấn. Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học và công nghệ, Địa vật lý đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người, nhất là khi các nguồn tài nguyên khoáng sản gần mặt đất hầu như đã cạn kiệt, cần tìm kiếm thêm ở dưới sâu trên đất liền và ngoài biển khơi. Ở Việt Nam những chương trình công tác địa vật lý lớn bắt đầu từ những năm 60 thế kỷ trước với khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1/200.000 toàn Miền Bắc Việt Nam, đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1/500.000 trên toàn lãnh thổ phía Bắc và tỷ lệ 1/200.000 ở đồng bằng Sông Hồng, nhằm mục đích điều tra tìm kiếm dầu khí. Nhiều công nghệ địa vật lý hiện đại đã được áp dụng ở Việt Nam, đưa lại những hiệu quả nổi bật khi tìm kiếm, như trong thăm dò và khai thác mỏ dầu Bạch Hổ trong đá móng thềm lục địa Miền Nam Việt Nam, cũng như phát hiện mỏ sắt ở bờ biển Thạch Khê, Hà Tĩnh vào năm 1962 bằng máy thăm dò từ đặt trên máy bay, v.v...
Thăm dò địa vật lý, còn gọi là Phương pháp địa vật lý hay Địa vật lý ứng dụng, là môn khoa học khảo sát định lượng các trường vật lý để xác định sự phân bố tính chất vật lý liên quan với cấu trúc địa chất trong vỏ Trái Đất. Những khảo sát này phục vụ các lợi ích của con người như tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, v.v... Tùy thuộc vào trường vật lý được dùng để nghiên cứu mà thăm dò địa vật lý phân chia thành thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò trọng lực, thăm dò địa chấn, thăm dò phóng xạ dùng trên mặt đất và địa vật lý giếng khoan (cũng được gọi là carota, hay Phương pháp địa vật lý giếng khoan). Các phương pháp thăm dò địa vật lý được trình bày trong các mục từ tương ứng. Thăm dò địa vật lý sinh ra và phát triển để phục vụ các lợi ích của con người. Năm 1879 cuốn sách “Về sự khảo sát thân quặng sắt bằng phương pháp từ” của GS Robert Thalén được xuất bản và từ kế Thalén-Tiberg được sản xuất ở Thụy Điển. Năm 1914 Fessenden R. A. nhận bằng phát minh máy dò âm, tạo bước khởi đầu cho công nghệ phản xạ địa chấn. Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học và công nghệ, Địa vật lý đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người, nhất là khi các nguồn tài nguyên khoáng sản gần mặt đất hầu như đã cạn kiệt, cần tìm kiếm thêm ở dưới sâu trên đất liền và ngoài biển khơi. Ở Việt Nam những chương trình công tác địa vật lý lớn bắt đầu từ những năm 60 thế kỷ trước với khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1/200.000 toàn Miền Bắc Việt Nam, đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1/500.000 trên toàn lãnh thổ phía Bắc và tỷ lệ 1/200.000 ở đồng bằng Sông Hồng, nhằm mục đích điều tra tìm kiếm dầu khí. Nhiều công nghệ địa vật lý hiện đại đã được áp dụng ở Việt Nam, đưa lại những hiệu quả nổi bật khi tìm kiếm, như trong thăm dò và khai thác mỏ dầu Bạch Hổ trong đá móng thềm lục địa Miền Nam Việt Nam, cũng như phát hiện mỏ sắt ở bờ biển Thạch Khê, Hà Tĩnh vào năm 1962 bằng máy thăm dò từ đặt trên máy bay, v.v...
Nhận xét
Đăng nhận xét